Mười lí do để hướng tới tương lai

Ten reasons to look forward to the future

Mới đọc được có hai lí do: thức ăn và vệ sinh, mà đã thấy quả thực chúng ta, những người đang và sẽ đọc được những dòng này, thật may mắn vì sống trong thời đại ngày nay. Lịch sử thế giới hằn đầy những dấu vết của các nạn đói và dịch bệnh. Đọc phần mô tả về vấn đề vệ sinh ở các nước nghèo thấy thật hãi hùng. Nhưng, ta quên nhanh quá! Ngày xưa ở quê cũng đầy những nhà cầu, hầm phân mở, những giếng nước đào cách đó cũng chẳng bao xa. Mỗi lần heo chết, mèo chết, gà chết vì dịch bệnh, người người lại bỏ chúng vào bao tải, khuya khuya lén lén vứt xuống sông. Dòng sông đó lại cũng chính họ, tắm gội giặt, thậm chí rửa chén nấu ăn. Những ruộng lúa nước đẫm thuốc trừ sâu cũng cho chính gia đình mình ăn, nước lại thải ra thủy lợi, ra sông… Kênh Nhiêu Lộc SG cũng một thời chẳng xa xưa gì mấy là chỗ xả thải công cộng của cả thành phố, nước đen kịt, mùi nồng nặc. Năm ngoái đi Phan Rang cũng gặp những con kênh như thế, chỉ là quy mô nhỏ hẹp hơn kênh Nhiêu Lộc. Chừng chưa tới 50 năm trước thì những con sông xuyên qua những thành phố tráng lệ ở Châu Âu cũng chẳng khá hơn là mấy. Còn kinh khủng hơn vì người ta thời xưa đi xe ngựa, ngựa thải ra còn dữ nữa.

Những ngày xưa xinh đẹp. Chúng xinh đẹp là vì, trong trí nhớ, ta chỉ chọn giữ lại và nhớ những kí ức đẹp mà thôi.

Thiếu nước sạch không chỉ là vấn đề về sức khỏe mà nó còn là vấn đề về cơ hội trong cuộc đời, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em. Ngày nay nhiều vùng ở Châu Phi trẻ em và phụ nữ vẫn phải dành hầu hết thời gian của họ để đi mang nước về từ những nguồn rất xa. Sau đây là đoạn dịch lại từ sách, trang 39, đọc nghe tởm chơi:

Với tất cả các lý do trên, Kibera (thuộc Kenya) có mô hình cầu tiêu bay riêng của nó người dân đi Tiện vào những cái túi ni lông màu đen và tối đến thì người ta ném nó ra xa nhất nhà có thể. Hàng xóm có khi lại nếu nó ra xa hơn một tí cho tới khi nó khỏi tầm mắt. Những cơn mưa thường sẽ cuốn những cái túi ni lông đen này xuống sông. Khi bạn đi bộ vòng vòng vào buổi sáng bạn sẽ thấy những cái túi cầu tiêu bay này ở khắp mọi nơi trong các con hẻm thậm chí trên mái nhà nơi mà người dân hứng nước mưa từ những cái mái đó để ăn uống. Thỉnh thoảng thì bọn trẻ con chơi với những cái túi này giống như là bóng đá.

Nhiều khi cũng có thể hiểu sao dân tình đi khỏi VN lắm khi không muốn về nữa. Thuê xe máy chạy một vòng thành phố Phan Rang, khu gần biển, chỗ đường thiệt to và nhiều lô đất còn trống, chúng trở thành bãi tập kết rác công cộng. Mọi nơi, vì tiện lợi, vì giá nhựa quá rẻ, đều dùng ly một lần, hộp một lần. Đồ nhựa một lần trở nên quá phổ biến, thải ra nhiều khủng khiếp. Còn nhà nước thì không đủ nhanh để đưa ra các giải pháp xử lí. Ở vùng quê Vn, ngày còn nhỏ, tôi nhớ người ta thường rửa sạch các túi nilon, phơi khô để dùng lại, vì nó còn khá hiếm. Bây giờ, rác ở khắp mọi nơi.

Đài Loan và Nhật không khá hơn trong vấn đề sử dụng nhựa 1 lần, thậm chí so với một nước phát triển hàng top thế giới như Nhật thì lại thấy bất ngờ vì độ “vô trách nhiệm”. Trong khi các nước phương Tây đã và đang đưa vào khắp các nơi những lệnh cấm muỗng, nĩa, hộp, ly… nhựa mà thay bằng những vật liệu thân thiện với môi trường. Ít ra thì họ có giải pháp tái chế.

Dù sao đi nữa, tương lai vẫn sẽ tốt đẹp hơn.

One thought on “Mười lí do để hướng tới tương lai

  1. Đồ plastic ở Nhật đúng là cú shock lên nóc của mình khi ở đấy 6 tháng. Nực cười là khắp các trường học đều học về môi trường, đều hô hào SDGs (các mục đích bền vững của UN) nhưng đi đâu cũng package ni lông. Tức nhất là trong một bịch kẹo, mỗi viên phải bọc ni lông cho được. Nhật cũng xuất khẩu rác thải nhiều nhất qua các nước ĐNÁ, trong đó có VN. Bằng chứng là đi mua đồ 2nd lúc nào cũng có đồ Nhật 🙂 Bây giờ nghĩ lại mình thấy: Ở trong chăn, mới biết con rận Nhật nó xả rác cỡ nào!

    Liked by 4 people

Leave a comment